Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 12

  • Hôm nay 1569

  • Tổng 1.514.501

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần

 

Ấn “Tuần phủ Đô tướng quân” được công nhận là bảo vật Quốc gia

Post date: 26/12/2018

Font size : A- A A+

Ấn “Tuần phủ Đô tướng quân” đang được bảo quản tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia, cùng với 22 hiện vật, nhóm hiện vật khác trong nước theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 24/12/2018

 

Ấn được sưu tầm tại nhà ông Võ Phi Tần ở thôn Hoành Phổ, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Niên đại: năm Hồng Thuận thứ 6 - đời vua Lê Tương Dực (năm 1515).

Ấn được làm bằng chất liệu đồng. Hình thức Ấn với núm cầm có hình con nghê quỳ được làm toàn thân khá đẹp, thân nghê cao 6,5cm, dài 9,5cm. Đế Ấn dày 2,5cm và khuôn đế Ấn được đúc theo hình vuông. Ấn nặng 3,6kg. Một góc Ấn bị sứt.

Mặt trên thân Ấn có hai dòng chữ Hán khắc chìm.

Dòng thứ nhất (nằm bên trái): Hồng Thuận lục niên thập nhất nguyệt thập lục nhật tạo ( ).

Dòng thứ hai (nằm bên phải): Phụng mệnh Tuần phủ Đô tướng quân ấn ( ).

Mặt Ấn hình vuông, kích thước 11x11cm, viền ngoài đế Ấn 1cm. Bên trong là 8 chữ Triện xếp theo 3 hàng dọc, đó là 8 chữ “Phụng mệnh Tuần phủ Đô tướng quân ấn”.

Quả Ấn này là hiện vật gốc, độc bản và quý hiếm. Trong số các Ấn (triện) được kiểm kê, đăng ký và bảo quản tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình cũng như tại các bảo tàng Trung ương và bảo tàng địa phương trên toàn quốc thì chiếc Ấn Tuần phủ Đô tướng quân là hiện vật gốc, độc bản, quý hiếm và tiêu biểu cho các loại Ấn dưới triều đại nhà Lê sơ. Đây là chiếc Ấn duy nhất được tìm thấy của quan “Tuần phủ Đô tướng quân” của thời Lê sơ trên cả nước.

Là hiện vật có hình thức độc đáo:

Hình thức Ấn với núm cầm có hình con nghê quỳ được làm toàn thân khá đẹp, thân nghê cao 6,5cm, dài 9,5 m. Đế Ấn dày 2,5cm và khuôn đế Ấn được đúc theo hình vuông, kích thước 11x11cm.

Mặt trên thân Ấn có hai dòng chữ Hán khắc chìm.

Dòng thứ nhất (nằm bên trái): Hồng Thuận lục niên thập nhất nguyệt thập lục nhật tạo ( ).

Dòng thứ hai (nằm bên phải): Phụng mệnh Tuần phủ Đô tướng quân ấn ( ).

Dòng chữ Hán thứ nhất trên lưng Ấn đã cho ta biết được niên đại của Ấn, Ấn được đúc ngày 16 tháng 11 năm Hồng Thuận thứ 6 (năm 1515) đời vua Lê Tương Dực thời Lê sơ.

Mặt Ấn hình vuông, kích thước 11x11cm, viền ngoài đế Ấn 1cm. Bên trong là 8 chữ Triện được đúc nổi, xếp theo 3 hàng dọc, hai chữ hàng giữa dài gấp rưỡi 6 chữ hai hàng bên để cân đối với bố cục Ấn. Đó là 8 chữ “Phụng mệnh Tuần phủ Đô tướng quân ấn”. Nội dung Triện văn trùng với dòng chữ Hán khắc trên lưng Ấn. Đây là Ấn dấu của quan “Tuần phủ Đô tướng quân”.

Là hiện vật có giá trị đặc biệt:

Đây là quả Ấn dùng cho các vị quan tướng khâm sai, khâm phái được lựa chọn cử đến những nơi xung yếu được phong hàm giữ chức “Tuần phủ Đô tướng quân”đi tuần tra, vỗ về dân chúng tại các địa phương.

Việc Chân hóa chữ Triện trong con dấu khá dễ dàng, những việc giải nghĩa chức vụ của viên quan trong con dấu này khá là khó khăn. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có được các từ điển, sách ghi về quan chức chế Việt Nam thật đầy đủ qua các triều đại nhất là từ thời Lê sơ trở về trước ngoài cuốn Từ điển chức quan Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Văn Ninh. Một số sách sử ghi về thời Lê sơ cũng không thấy nói đến chức “Tuần phủ Đô tướng quân”, tuy nhiên chức Đô tướng là chức võ quan đã có từ thời Lý và tồn tại mãi đến thời Lê sơ. Theo Từ điển chức quan Việt Nam thì tháng 11 năm Tân Tỵ (1161) Tô Hiến Thành đã nhận chức Đô tướng, Đỗ An Di làm phó, và theo Trung Quốc quan chế đại từ điển, Đô tướng là chức võ quan do nhà Kim lập, thuộc Vũ vệ quân Đô chỉ huy sứ ty. Vua Lê Tương Dực cũng đã phong chức Đô tướng cho hai ông Trịnh Duy Sản và Lê Phong. Theo tổ chức quân ngũ ở ngoài các đạo (xứ) thời Lê sơ thì mỗi xứ đặt một Đô ty trông coi toàn thể quân vụ trong xứ đó, có quan Đô Tổng binh sứ đứng đầu và các quan giúp việc là Tổng binh Đồng tri, Tổng binh Thiêm sự, phải chăng chức Đô Tổng binh sứ của Đô ty này có liên quan đến chức Đô tướng.

Chức Tuần phủ ở quả Ấn này đi liền với chữ “Phụng mệnh” nên có thể hiểu đây là một chức không cố định và rất ít được sử dụng, dành cho các quan tướng khâm sai, khâm phái, một chức tạm thời đi thi hành công vụ.

Đôi khi, một số võ quan giữ chức vụ tạm thời ở những nơi xung yếu như cửa tấn, quan, thành, cảng, trại, những chức lớn đều gọi chung là Tổng binh hay Trấn thủ, có người còn được phong thêm danh hiệu Tướng quân. Như vậy, Tướng quân chỉ là danh từ chung dành cho các tướng lĩnh cao cấp trong chiến đấu hay trong công vụ quan trọng, đặc biệt. Vì vậy, Tuần phủ Đô tướng quân là danh hiệu phong tạm cho viên tướng lớn có tính chất như khâm sai, khâm phái của lĩnh vực hành chính chứ không phải là chức vụ, cấp bậc đẳng ngạch của binh chức chế quân đội thời Lê sơ.

 

Trọng Thủy 

 

More