Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 10

  • Hôm nay 1608

  • Tổng 1.514.540

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần

 

Hội nghị bảo vệ hồ sơ Di tích lịch sử Đền thờ Lãnh binh Mai Lượng

Post date: 29/05/2018

Font size : A- A A+
Ngày 28/5/2018, tại  hội trường UBND xã Cao Quảng, Ban Quản lý Di tích Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị bảo vệ hồ sơ Di tích lịch sử Đền thờ Lãnh binh Mai Lượng.

          Di tích lịch sử Đền thờ Lãnh binh Mai Lượng thuộc thôn Tân Tiến, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

 

 

Đ/c Hồ Vũ Thường Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa phát biểu tại hội nghị.

 

Mai Lượng sinh năm Mậu Tuất (1838) tại làng Thọ Linh, nay thuộc xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Từ nhỏ, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, được người anh ruột nuôi dạy và cho ăn học tử tế, là người có tư chất thông minh và nghị lực phi thường, 27 tuổi (năm 1865 dưới triều Tự Đức), Mai Lượng tham gia kỳ thi Hương võ và đỗ cử nhân võ, được triều đình Huế bổ sung vào quân đội, phong chức Hiệp quản.

Ngay từ những ngày đầu làm quan của triều đình Huế, Hiệp quản Mai Lượng đã tỏ rõ ý thức độc lập dân tộc. Ông thường phê phán những hành động yếu hèn, bất lực của phái chủ hòa, muốn đầu hàng giặc. Trước sự tấn công của giặc Pháp, triều đình Huế đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Với việc ký hiệp ước Pate notre (6-6-1884), giai cấp phong kiến Việt Nan, triều đình Huế tự mình chấm dứt vai trò, vị trí trước dân tộc. Nhiều vị quan lại và sĩ phu yêu nước hết sức phẫn uất trước hành động đầu hàng và bán nước của triều đình, đã từ quan về quê trong đó có Hiệp quản Mai Lượng.

Sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn, xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp, phong trào Cần Vương dấy lên sôi nổi, đặc biệt ở Quảng Bình. Cùng với Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực, Lê Mô Khởi, Đoàn Chí Tuân... Mai Lượng đã tập hợp lực lượng, chiêu mộ dân binh, nghĩa dũng đánh giặc ở vùng hữu ngạn sông Gianh. Đội quân của lãnh binh Mai Lượng có lúc lên đến ngàn người, được phiên chế tổ chức thành đội ngũ chặt chẽ. Căn cứ của nghĩa quân phát triển từ vùng thượng nguồn Rào Nan đến vùng Troóc. Nghĩa quân án ngự nhiều đường hiểm yếu bảo vệ cơ quan đầu não chỉ huy kháng chiến của vua Hàm Nghi, kiểm soát cả một vùng từ Cao Mại qua Hóa Sơn, Cổ Liêm, Ngọc Lâm, Minh Cầm, Khương Hà và xuống cả đồng bằng hạ lưu sông Gianh. Căn cứ chính của nghĩa quân đóng ở Cao Mại, được bố phòng chặt chẽ có nơi luyện tập binh sĩ, xưởng đúc rèn vũ khí, gươm đao, ông cho quân sĩ phát nương làm rẫy có lương thực để chiến đấu lâu dài. Nghĩa quân thường sử dụng lối đánh du kích, khi xung trận rất dũng mãnh và mưu trí.

 Cuối tháng 4 năm 1887 giặc Pháp tập trung quân càn quét vùng Troóc và tiến đánh căn cứ của nghĩa quân Mai Lượng. Ông đã chỉ huy nghĩa quân dựa vào địa thế rừng núi chống trả quyết liệt gây cho địch nhiều tổn thất. Tuy vậy quân địch quá mạnh, nghĩa quân phải phân tán thành toán nhỏ rút về hợp với quân của Tôn Thất Đàm ở Tuyên Hóa.

Cuối năm 1887, giặc Pháp tổ chức nhiều mũi đột kích với hỏa lực mạnh đánh vào căn cứ nghĩa quân nhưng chúng không thể chiếm được nơi đóng quân của ông.

Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, nghĩa quân Nguyễn Phạm Tuân tan rã sau khi ông bị mất, Tôn Thất Thiệp bị địch giết chết, Tôn Thất Đàm thoái chí giải tán nghĩa quân, lên núi tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Lê Trực phải giải tán nghĩa quân ra đầu thú giải hoà với Pháp để bảo vệ cuộc sống cho dân lành, Lê Mô Khởi bị bệnh nặng mà chết. Trước tình hình đó, nghĩa quân của Mai Lượng vẫn tiếp tục chiến đấu, để đối phó với bao nhiêu khó khăn của phong trào, Mai Lượng một mặt cho binh lính tăng cường canh gác từ xa, mặt khác chia thành các toán nhỏ, sử dụng lối đánh du kích để phục kích tiêu hao lực lượng địch. Đồng thời cho người ra Hà Tĩnh tìm cách bắt liên lạc với nghĩa quân Phan Đình Phùng để phối hợp kháng chiến.

Giữa lúc nghĩa quân đang dồn sức chống lại các cuộc càn quét của địch thì Mai Lượng lâm bệnh sốt rét ác tính. Ngày 24-3 năm Canh Dần (12-5-1890), ông đã qua đời tại căn cứ Cao Mại. Nghĩa quân đã mai táng thi thể ông ở căn cứ Cao Mại. Phong trào Cần Vương chống Pháp ở Quảng Bình chấm dứt vào giữa năm 1890.

Từ khi ra làm quan đến lúc qua đời, Lãnh binh Mai Lượng một lòng đấu tranh chống thực dân xâm lược. Khi vua Hàm Nghi ra Quảng Bình xuống chiếu Cần Vương, Mai Lượng là một trong những sĩ phu đầu tiên hưởng ứng phong trào và chiến đấu quên mình. Khi phong trào gần như thất bại, ông vẫn không thoái chí, luôn động viên nghĩa quân chiến đấu vì độc lập dân tộc. Tên tuổi của Lãnh binh Mai Lượng xứng đáng được nhân dân Quảng Bình ngợi ca và nhân dân cả nước tôn thờ như những vị anh hùng có công lớn trong sự nghiệp cứu nước của dân tộc.

 

 

Phan Ngọc Ánh

More