Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 11

  • Hôm nay 1606

  • Tổng 1.514.538

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần

 

Đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Vụ thảm sát Thôn Tròn

Post date: 24/07/2018

Font size : A- A A+
Ngày 21/7/2018, UBND xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã trọng thể tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Vụ thảm sát Thôn Tròn.

         Di tích lịch sử Vụ thảm sát Thôn Tròn, thuộc xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Ông  Nguyễn Mậu Nam Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh trao bng xếp hạng di tích cấp tỉnh cho lãnh đạo xã Vạn Trạch.

 

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thôn Tròn  là một trong những địa phương của xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch phải chịu nhiều đau thương, mất mát của chiến tranh. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, thôn Tròn cùng với các thôn xóm khác của xã Vạn Trạch là địa bàn được địch chọn làm nơi đóng quân, xây dựng đồn bốt để tấn công các cơ sở của Việt Minh ở phía Tây huyện Bố Trạch. Bước sang thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, thôn Tròn là nơi có các con đường nhánh của hệ thống đường Hồ Chí Minh đi qua như đường Ba Trại nối liền với phà sông Gianh, đường 15, các trục đường giao thông huyết mạch quan trọng của huyện như  đường tỉnh lộ 2 nối liền với đường 20 Quyết Thắng, đường sắt Bắc - Nam.

Địa hình của thôn chủ yếu là đồi núi và rừng thông với độ che phủ tốt, dân sống ít nên rất thuận tiện cho việc cất giấu vũ khí, hàng hóa cũng như cho công tác huấn luyện và vận động cơ động, chiến đấu với kẻ thù. Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là nơi đóng quân của Cục tiền phương Đoàn 559 (Bộ Tư lệnh Trường Sơn) từ năm 1960 đến 1975, bao gồm các đơn vị: Cục quân nhu mượn nhà dân để cất giấu nhu yếu phẩm, vũ khí; Cục sửa chữa xe pháo cao xạ; đơn vị vận tải xăng dầu; bộ đội thông tin và các đơn vị bộ đội chủ lực như pháo cao xạ, tên lửa đóng quân phía trên đồi cạnh làng; là nơi tập kết của những đơn vị bộ đội, TNXP, thanh niên ba sẵn sàng nghỉ chân trước khi vào các chiến trường miền Nam.

Thôn Tròn còn là một trong những địa phương của xã Vạn Trạch tiếp nhận, nuôi dưỡng những đồng bào sơ tán từ Vĩnh Linh ra các tỉnh phía Bắc trong kế hoạch “K8” và “K10” của Trung ương Đảng. Vì vậy, trong những năm tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, vùng đất thôn Tròn, xã Vạn Trạch trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Chúng đã gây nên bao đau thương mất mát cho bộ đội, các lực lượng vũ trang và nhân dân thôn Tròn. Nhưng dưới làn mưa bom bão đạn người dân nơi đây vẫn kiên cường bám đất, bám làng để làm chổ dựa vững chắc cho các đơn vị chiến đấu và phục vụ chiến đấu, kịp thời chi viện cho chiến trường.

Đặc biệt, nơi đây ghi dấu một sự kiện lịch sử không thể nào quên về tội ác chiến tranh “trời không dung, đất không tha” của  đế quốc Mỹ gây ra đối với nhân dân thôn Tròn ngày 5 tháng 12 năm 1967, đã cướp đi sinh mạng của 68 người, trong số đó có 14 cháu học sinh trường mẫu giáo đang trong giờ học và làm 16 người bị thương. Đây là bằng chứng về tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ gây ra đối với nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa bị cả thế giới và những người yêu chuộng hòa bình lên án. Vụ thảm sát thôn Tròn cũng đã phơi bày dã tâm xâm lược và những âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ cuối thế kỷ XX.

Di tích còn có giá trị truyền thống cách mạng đánh giặc giữ làng, lòng yêu nước căm thù giặc của thế hệ cha anh là tấn gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau học tập và phấn đấu.

Với những giá trị lịch sử trên, ngày 20 tháng 10 năm 2017, UBND tỉnh  Quảng  Bình đã ra quyết định số: 3713/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử Vụ thảm sát Thôn Tròn là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

 

Phan Ngọc Ánh

 

 

 

 

More