Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 114

  • Hôm nay 1802

  • Tổng 1.526.782

Lịch làm việc

›› Chọn ngày để xem lịch

Tải lịch tuần

 

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia “Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm” - bậc danh tướng

Post date: 28/04/2023

Font size : A- A A+

Ngày 27/4/2023, UBND xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia “ Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm” - bậc danh tướng. Đến dự buổi lễ có đồng chí Hồ An Phong - TUV, PCT UBND tỉnh Quảng Bình; đồng chí Nguyễn Thị Bích Thủy - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành cấp tỉnh; đồng chí Nguyễn Ngọc Thụ - PBT Thường trực, CT HĐND Huyện Quảng Ninh; đồng chí Phạm Trung Đông - PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Quảng Ninh cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các ban ngành đoàn thể cấp huyện; các đồng chí lãnh đạo xã, các Cụ cùng các vị đại biểu dòng Họ Hoàng và toàn thể cán bộ, nhân dân thôn Văn La, xã Lương Ninh.

Đồng chí Hồ An Phong - Tỉnh ủy viên, PCT UBND tỉnh Quảng Bình trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia “Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm” cho đại diện lãnh đạo huyện Quảng Ninh và đại diện dòng họ Hoàng thôn Văn La, xã Lương Ninh

Mộ và Nhà thờ Tiết chế quân vụ Bắc Kỳ, Hoàng Kế Viêm là quần thể di tích được xây dựng tọa lạc trên một khu đất khá rộng, thoáng mát, cạnh quốc lộ 1A, thuộc thôn Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh.

Hoàng Kế Viêm còn gọi là Hoàng Tá Viêm (Tá là tên lót do vua Minh Mạng đặt), tự Nhật Trường, hiệu Tùng Viên, quê làng Văn La, tổng Văn Đại, phủ Quảng Ninh (nay thuộc xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình).

Thời nhà Nguyễn, Thống đốc quân vụ Bắc Kỳ Hoàng Kế Viêm từng được phong Đông các Đại học sĩ. Không chỉ là một vị tướng tài, ông còn là một nhà thơ, một nhà viết lịch sử. Ngài là một danh tướng, một nhân vật lịch sử lừng lẫy nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chiến công của ông vào các năm năm 1873, năm 1883 ở Ô Cầu Giấy (Hà Nội) đã khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, tô điểm thêm cho lịch sử vinh quang của Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Nhà Quảng Bình học, Nguyễn Tú viết: “Từ năm 1850-1872, quân phỉ gồm nhiều toán từ đất nhà Thanh tràn sang chiếm đóng vùng Thái Nguyên. Bọn Cờ Đen, Cờ Trắng chiếm đóng thượng du Bắc Kỳ. Bọn Hoàng Tề, Tô Tứ, Lý Dương quấy nhiễu ven biển Bắc Kỳ, Lạng Sơn. Trước tình hình này, Hoàng Kế Viêm nhận trọng trách Thống đốc quân vụ toàn miền Bắc. Không những đánh tan bọn giặc tràn vào mà còn đánh thắng quân Pháp 2 trận”.

Sách danh nhân Quảng Bình tập 2, NXB Văn Hóa TT - HaNoi 1997, trong bài Phò Mã Hoàng Kế Viêm có đoạn trích về người Pháp nói về ông: “Giữa thế kỷ XIX, vào thập niên 80 - 90 trong cuộc xâm lược Việt Nam, người Pháp đã gặp một kẻ thù bất khả diệt, bất khả trị, và là một kẻ tử thủ quyết liệt nhất của họ đã từng là Đại tướng quân Tổng tư lệnh Bắc Kỳ”.

Công lao, sự nghiệp của Hoàng Kế Viêm và những cống hiến lớn lao cho triều đình, cho đất nước trong suốt thời gian lãnh chức Tiết chế quân vụ Bắc Kỳ, thật đáng tự hào và ngưỡng mộ. Tên tuổi Hoàng Kế Viêm là biểu tượng đẹp về tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do, ý chí tự cường và tinh thần đấu tranh thoát khỏi ách đô hộ. Đối với dân Ông là người luôn quan tâm chăm sóc đến đời sống, có lòng thương dân sâu sắc, luôn tìm cách bảo vệ, che chở nhân dân. Cuộc đời của ông, để lại nhiều bài học quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và cả mai sau.

Di tích mộ và nhà thờ Hoàng Kế Viêm là một nguồn tư liệu quan trọng để chúng ta hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của ông, về thời kỳ chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Những giá trị lịch sử, ý nghĩ về công lao đóng góp của ông đối với sự phát triển của quê hương, đất nước đặc biệt là những nơi ông có những việc làm, công lao dấu ấn để lại cho đến hôm nay trong công tác thủy lợi, giao thông, chính sách khai khẩn ruộng hoang như; xây dựng kênh mương, phát triển 152 thủy lợi, khai thông kênh Thiết Cảng (kênh Sắt), nối liền giao thông đường thủy giữa hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá giúp phát triển sản xuất- điều mà Tiết độ sứ Cao Biền thời nhà Đường (618 – 905) và sau này Hồ Quy Ly (thế kỳ XV) không thể làm được. Khai phá đồng ruộng Quan Hoàng ở Đùng Đùng, Hạc Hải. Nghệ thuật sử dụng lực lượng trong chiến đấu, tinh thần tự tôn dân tộc quyết tâm đánh giặc Pháp đến cùng trong bối cảnh khó khăn của nước ta vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vẫn còn giá trị cho đến ngày nay.

Qua đó, hiểu được phần nào về tinh thần thượng võ, truyền thống văn hóa của quê hương ông - làng Văn La xưa - một trong “bát cảnh” đã đi vào tiềm thức dân gian của nhân dân Quảng Bình:  “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn -Võ- Cổ - Kim".

Với những giá trị lịch sử tiêu biểu đó, ngày 24/2/2023 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 396/QĐ-BVHTTDL công nhận Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm  là di tích lịch sử cấp quốc gia.

                                                                                   

Trần Nữ Hoàng Chinh

More